Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tất cả sinh viên lớp DKTD K8 hãy đăng ký thành viên trước khi vào forum

 

 Thông tin cá nhân trên Internet có còn được bảo vệ?

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 60
Reputation : 0
Join date : 02/06/2010
Age : 35
Đến từ : Điện Biên

Thông tin cá nhân trên Internet có còn được bảo vệ? Empty
Bài gửiTiêu đề: Thông tin cá nhân trên Internet có còn được bảo vệ?   Thông tin cá nhân trên Internet có còn được bảo vệ? EmptyThu Jun 03, 2010 12:09 am

Thông tin cá nhân trên Internet có còn được bảo vệ?

Barry Hoggard tại New York vạch ra một giới hạn cho vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng. Hoggard đã xóa tài khoản trên Facebook đã được sử dụng trong 4 năm qua của mình và nói lời tạm biệt với 1251 bạn bè trên mạng xã hội này để phản đối lại những thứ mà ông gọi là các chính sách đang mài mòn tính riêng tư trên mạng xã hội. Phát biểu về những thay đổi trong chính sách bảo vệ thông tin cá nhân gần đây của Facebook, nhà lập trình máy tính này cho biết: "Tôi đã chán việc cứ phải cập nhật các cài đặt bảo mật trên Facebook để tự bảo vệ mình. Tôi vốn không có quá nhiều kỳ vọng về bảo mật các thông tin cá nhân trên Internet, nhưng Facebook đã đi quá xa”.

Đối với Facebook hay với các nhà quảng cáo có thể làm lộ thông tin cá nhân của người sử dụng cũng như đến cả những người có thể tìm ra địa chỉ thành phố bạn đang sống, các cách thức mới trong việc sử dụng công nghệ cũng như sử dụng Internet đang làm cho vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân gây ra nhiều tranh cãi hơn bao giờ hết.

Jeffrey Chester, giảm đốc Center for Digital Democracy, một tổ chức phi lợi nhuận có chức năng đẩy mạnh vấn đề về tính riêng tư của thông tin cá nhân trên mạng và vấn đề tự do ngôn luận, cho biết: “Giờ đây, các thông tin cá nhân không còn như một năm trước đây. Chúng ta đã lo lắng về việc các quảng cáo sẽ gieo rắc virus vào máy tính cá nhân”. Trong các xu thế của thời đại ngày nay, việc giữ quyền kiểm soát với các thông tin cá nhân càng trở nên khó khăn hơn so với một năm trước đó. Dưới đây là một số mối đe dọa lên tính riêng tư của thông tin trên mạng:

Các mạng xã hội

Các mạng xã hội có phải là điềm báo ngày kết thúc của tính bảo mật thông tin cá nhân trên mạng? Rất nhiều người vừa rời bỏ mạng Facebook cho rằng điều đó là đúng. Và cũng có rất nhiều người sử dụng trong số 450 triệu khách hàng hiện tại của Facebook coi hãng chính là ví dụ cho vấn đề bảo mật đối với các mạng xã hội khác.

Facebook hấp dẫn người sử dụng ở chỗ nó cho phép mọi người trò chuyện cũng như chia sẻ hình ảnh. Nhưng dần dần, người sử dụng nhận thấy các thông tin cá nhân của mình bị chia sẻ tới rất nhiều người khác, đặc biệt là các nhà quảng cáo. Trong tháng Năm, Facebook đã thay đổi một số chính sách bảo vệ thông tin cá nhân mà trước đây, những chính sách này thường để lộ thông tin của người sử dụng với những nhà hoạt động thị trường.

Một trong số những thay đổi đó có liên quan đến chương trình Instant Personalization. Chương trình này cho phép các đối tượng được lựa chọn trên Facebook có thể truy cập dữ liệu và nội dung các thông tin cá nhân của người sử dụng. Khi Instant Personalization được kích hoạt, các thông tin trên Facebook của người sử dụng có thể bị xâm nhập khi người sử dụng vào trang của người khác, trong đó có cả trang Docs.com của Microsoft, Pandora và Yelp. Khi chương trình này được ra mắt vào tháng Tư, Facebook đã tự kích hoạt chương trình cho tất cả người sử dụng. Tuy nhiên, hãng cũng đã phải xem xét lại chính sách này do những lo ngại xung quanh vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân đang ngày càng lên cao. Giờ đây, người sử dụng được quyền tùy chọn có muốn cài đặt Instant Personalization hay không.

Trước đây, các chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của Facebook đã từng bị coi là đi lùi. Năm 2007, hãng cho ra mắt Beacon, một hệ thống quảng cáo cho phép theo dõi các hành vi cụ thể của người sử dụng Facebook trên 44 trang đối tác để ghi chép lại những hành vi này trên mạng Facebook của những người là bạn bè của người sử dụng. Tuy nhiên, có rất nhiều người sử dụng đã phản đối hệ thống này do những lo ngại về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân. CEO của Facebook, Mark Zuckerberg sau đó đã nhanh chóng xin lỗi người sử dụng và chuyển Beacon thành một tính năng tùy chọn trên Facebook.

Marc Rotenberg, giám đốc của Electronic Privacy Information Center (EPIC) cho rằng: “Facebook đang ngày càng đánh mất tính bảo vệ các thông tin cá nhân của người sử dụng”. Đầu tháng Năm, EPIC và 14 nhóm khách hàng khác đã đệ đơn phản đối Facebook lên Ủy ban thương mại liên bang (Federal Trade Commission), cáo buộc Facebook đã để lộ thông tin cá nhân của người sử dụng, điều này vi phạm nguyên tắc kinh doanh công bằng.

Google Buzz (mạng xã hội của gã khổng lồ tìm kiếm Google) cũng vấp phải những vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng. Trình làng vào đầu năm, Buzz đã để lộ một danh sách những người sử dụng thường truy cập các địa chỉ email.

Theo Jeremy Miskin, luật sư chuyên về các vấn đề luật bảo vệ thông tin cá nhân, các mạng xã hội đã buộc người sử dụng phải suy nghĩ lại về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trên một thế giới mà việc công khai các thông tin cá nhân là một điều đang trở nên phổ biến. Theo Mishkin, “điều thật sự quan trọng ở đây chính là việc Facebook đảm bảo cho người sử dụng có thể kiểm soát các thông tin cá nhân của mình như thế nào”.

Facebook từ chối trả lời phỏng vấn, nhưng đưa ra thông báo: “Quan trọng là Facebook và các trang khác cho phép người sử dụng kiểm soát rõ ràng những thông tin nào họ muốn chia sẻ, khi nào họ muốn chia sẻ và chia sẻ với ai. Chúng tôi đang lắng nghe phản ứng của khách hàng và xem xét cách tốt nhất để giải quyết”.

Thu thập dữ liệu

Việc tạo ra một trang thông tin cá nhân sẽ dễ dàng hơn nếu người sử dụng dùng Facebook hoặc Google Buzz. Các bên nghiên cứu thị trường sẽ sử dụng các thông tin về sở thích của người sử dụng, ví dụ như nhà sản xuất xe hơi Volkswagen sẽ sử dụng thông tin để quảng bá cho chiếc Jetta mới của họ. Và người ta còn băn khoăn tự hỏi, liệu những thông tin ấy có bị sử dụng bởi các tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp dịch vụ y tế hoặc những nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay không.

Một số hãng, như Rapleaf có trụ sở tại California cho biết họ đang hợp tác với các định chế tài chính để chạy dữ liệu về các địa chỉ email để thu thập thông tin của khách hàng dựa trên những thông tin được chia sẻ trên các mạng xã hội. Joel Jewitt, phó chủ tịch phát triển kinh doanh của Rapleaf cho biết hãng đã hợp tác với phòng marketing của công ty, chứ không phải là phòng chấp nhận tín dụng, để hướng đến đối tượng khách hàng ngân hàng của các dịch vụ tài chính.

Rapleaf chỉ là một trong số nhiều hãng, từ Acxiom đến Unbound Technology, đã dùng các mạng xã hội để lấy các thông tin. Nếu một công ty muốn biết thông tin về người sử dụng thì họ có thể dùng các mạng xã hội.

Với các nhà hoạt động về bảo vệ thông tin cá nhân, những bên quảng cáo trực tuyến thường rất thông minh trước các vấn đề liên quan đến lợi ích của họ. Giờ đây, hai xu hướng đang nổi lên mạnh mẽ trong vấn đề quảng cáo làm cho cho các tổ chức về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân phàn nàn rằng Madison Avenue đã đi quá xa.

Xu hướng thứ nhất chính là các nhà quảng cáo sẽ kết hợp các dữ liệu trực tuyến và các dữ liệu offline để tạo các hồ sơ kỹ thuật số của những người truy cập Internet. Các công ty như BlueKai, DataLogic và Nielson đang hợp tác với các nhà quảng cáo trực tuyến để giúp họ tiếp cận người sử dụng Internet cùng với những quảng cáo dựa trên các hành vi thông thường và các mẫu dân số. Các nhà quảng cáo đã cẩn thận cho biết chỉ các thông tin có thể xác minh được và không mang tính cá nhân mới được sử dụng và người sử dụng sẽ không bao giờ được xác định bằng tên mà sẽ dựa theo các nhóm dân số nhỏ. Hiển thị một banner quảng cáo đến một nhóm đối tượng nào đó, ví dụ như đối tượng với các thông tin: một bà mẹ người Capca có 3 đứa con, 34 tuổi, thu nhập 120,000 đô la Mỹ, làm việc 4h /tuần cho một trung tâm thẩm mỹ, thì hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Một địa chỉ email có thể tạo ra một mối liên hệ đến các trang thông tin cá nhân tổng hợp những hành vi trực tuyến từ các trang như các mạng xã hội. Bằng việc trao đổi địa chỉ email này, các nhà quảng cáo có thể hiển thị banner quảng cáo với tùy theo thói quen chi tiêu và những quan điểm chính trị trên Twitter.

Công nghệ quảng cáo thời gian thực


Xu hướng thứ hai chính là công nghệ cho phép các nhà quảng cáo như Google và Yahoo có thể theo dõi người sử dụng trực tuyến và cung cấp các quảng cáo được tùy biến của bên thứ ba với tốc độ rất nhanh.

Cách thức hoạt động của công nghệ này có thể được mô tả như sau: Khi người sử dụng truy cập từ trang này qua trang khác, các bên quảng cáo có thể đặt giá để có quyền cho hiển thị một quảng cáo. Ví dụ: nếu người sử dụng đang tìm mua một chiếc camera SLR kỹ thuật số Nikon, người sử dụng có thể nhìn thấy một quảng cáo của đối thủ Canon DSLR ở trang tiếp theo mà họ truy cập. Nếu người sử dụng mua chiếc Canon, thì các nhà quảng cáo sẽ được đặt giá để có quyền cho hiển thị quảng cáo về ống kính của chiếc camera đó.

Các nhà quảng cáo có thể theo dõi người sử dụng từ trang này qua trang khác nếu như các trang này có cùng một nhà quảng cáo và đưa ra cùng một loại quảng cáo. Ví dụ như Double Click của Google cung cấp các quảng cáo đến hàng nghìn địa chỉ Web nổi tiếng. Chương trình đặt giá quảng cáo thời gian thực này được gọi là DoubleClick Ad Exchange.

Sự xuất hiện của hai xu hướng quảng cáo trực tuyến này có thể tạo ra những chiến lược quảng cáo hiệu quả nhằm vào thu nhập, sở thích và các hành vi trực tuyến của người sử dụng. Tuy nhiên, các nhà hoạt động về chính sách bảo mật cho rằng, quảng cáo đã đi quá xa và những nhà quảng cáo đang theo dõi người sử dụng một cách không công bằng và đang thu lợi nhuận từ chính dữ liệu về người sử dụng.

Ed Mierzwinski của Public Interest Group cho rằng: “Người sử dụng sẽ bị bất ngờ khi phát hiện ra rằng các công ty có thể ngay lập tức kết hợp các thông tin trực tuyến của người sử dụng với các dữ liệu trước đó mà người sử dụng không hề hay biết, chứ đừng nói đến việc đồng ý với hành động này”.

Chester Jeffrey của Digital Democracy cho rằng loại hình quảng cáo này đang nuôi dưỡng cho các quảng cáo ký sinh. Ví dụ điển hình là các cách chữa bệnh mơ hồ và các khoản vay lãi cao trên HDTVs.

CDD, PIRG và World Privacy Forum đã yêu cầu Ủy ban thương mai Liên bang xem xét các mạng quảng cáo như các mạng của Google và Yahoo. Các tổ chức này đang nỗ lực tìm kiếm tính minh bạch trong các quảng cáo và tìm kiếm một cách thức để khác hàng có thể lựa chọn không sử dụng cách thức hiển thị thông tin cá nhân.

Theo Ponemon Institute, hãng nghiên cứu về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, các nhà làm quảng cáo khá nhạy cảm trước những lo ngại về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân. Ponemon cho rằng những lo lắng như vậy đã thôi thúc các nhà quảng cáo sử dụng những quảng cáo mang tính hành vi chỉ bằng 75% con số mà họ mong muốn.

Theo Scott Meyer, chủ tịch của Better Advertising, tính minh bạch là yếu tố then chốt cho các nhà làm quảng cáo. Ông cho biết nền công nghiệp quảng cáo đã tăng cường các nỗ lực để tránh những quy định của chính phủ bằng cách phát triển những chương trình tự định. Một chương trình trong số đó chính là sử dụng các biểu tượng minh bạch: Kích chuột vào một biểu tượng trên một quảng cáo và biểu tượng ấy sẽ cho biết quảng cáo đó có sử dụng số liệu về dân số và hành vi hay không.

Better Advertising cũng đưa ra một trình duyệt có tên Ghostery. Trình duyệt này có thể cảnh báo người sử dụng về các đối tượng đang theo dõi mình. Chrome, Firefox và Internet Explorer cũng hỗ trợ các Add-on nhưng không có chức năng chặn chương trình, trừ Chrome.

Các thiết bị di động

Nếu không thể quản lý được smartphone lắp đặt GPS hoặc quản lý các dịch vụ vị trí địa lý, người sử dụng chỉ có thể đổ lỗi cho chính mình với dịch vụ Big Brother. Dưới đây là các lý do:

Các mạng xã hội di động như Foursquare, Gowalla và Loopt được thiết kế để giúp bạn bè có thể biết được cửa hàng, quán bar và địa chỉ mua sắm của người sử dụng Facebook. Các trình ứng dụng di động của iPhone và Android lại sử dụng các thông tin về vị trí địa lý. Facebook cho biết vào cuối mùa hè này, hãng sẽ công bố các tính năng giúp cho việc chia sẻ thông tin về vị trí địa lý cũng dễ dàng như việc cập nhật tình trạng cá nhân trên Facebook.

Các dịch vụ này làm cho những nhà hoạt động ủng hộ việc bảo vệ thông tin cá nhân trên web phải lên tiếng khuyến cáo người sử dụng nên cẩn thận trong việc chia sẻ thông tin về bản thân mình. Hồi tháng Hai, các tổ chức về bảo vệ thông tin cá nhân đã yêu cầu các nhà làm luật giới hạn những quảng cáo nào được phép lấy thông tin của người sử dụng. Họ cho rằng các hướng dẫn bảo vệ thông tin cá nhân đối với dịch vụ và quảng cáo đã rất lỗi thời.

Đối với các dịch vụ tính điểm cho các thành viên nào cho hiển thị nơi ở cũng đang làm người sử dụng lo ngại. Peter Eckersley, nhà công nghệ của Electronic Frontier Foundation, tổ chức tự do công dân cho rằng: “Người sử dụng nên xem xét liệu có muốn công bố thông tin về nơi ở hoặc vị trí địa lý của mình hay không. Ví dụ như: Bạn có đi nhà thờ không? Có đến một buổi họp mặt chính trị nào không? Có đến hộp đêm không? Có đến bãi biển vào thứ Ba không? Liệu có ai có thể cần những thông tin này để chống lại bạn không?”.

Các mục tiêu quảng cáo di động


Một số chuyên gia lo lắng về việc những người làm quảng cáo đang hết sức hăm hở xâm nhập vào lĩnh vực marketing trực tiếp trên các thiết bị và mạng di động. Mạng xã hội di động Loopt cho biết hãng đang phát triển một dịch vụ quảng cáo hướng tới việc lặp lại địa chỉ một cửa hàng cho người sử dụng. Hãng cho biết các nhà làm quảng cáo muốn có ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng.

Các trình ứng dụng trên smartphone như iPad cũng đang làm các nhà hoạt động về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân cảm thấy lo ngại. Chester của CDD cho rằng: “Với sự trợ giúp từ công nghệ GPS, mọi nhà quảng cáo đều sẽ biết được bạn đang ở đâu và đang làm gì trên điện thoại của mình”. Các trình ứng dụng di động, thậm chí là cả đọc sách điện tử, cũng sẽ biết được bạn đang ở gần cửa hàng nào, gần nhà hàng nào hoặc bạn đang cách phòng khám bao xa…

Khi nào người sử dụng sẽ cảm thấy an toàn?

Tương lai của việc bảo mật thông tin cá nhân sẽ ra sao? Liệu tất cả chúng ta sẽ đồng ý với Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, người đã có phát ngôn nổi tiếng trong năm 2009 “thời đại của việc bảo mật thông tin cá nhân đã hết”? Meyer của Better Advertising tin rằng cảm giác như có ai đó đang theo dõi mình sẽ bị xua tan khi sự phát triển của công nghệ cho phép người sử dụng kiểm soát tốt hơn các thông tin cá nhân của mình cũng như khi tính minh bạch của các dịch vụ tăng lên. Có lẽ là đến lúc đó, chúng ta sẽ có được cảm giác an toàn.
Về Đầu Trang Go down
https://dktdk8.forum-viet.net
 
Thông tin cá nhân trên Internet có còn được bảo vệ?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Hot!] THI TÌM HIỂU KASPERSKY 2010- Nhận ngay Key KAV bản quyền 3 tháng!
» hi... đố ai giải được câu này ...:)
» Nhận lại Sổ Theo Dõi
» “Nhân bản” desktop với hiệu ứng 3D đẹp mắt
» Xóa mũi tên trên shortcut mọi Windows

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: DKTD K8 Home :: Tin Tức Tổng Hợp-
Chuyển đến